Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Hiện trạng sử dụng giấy tái chế ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tỉ lệ giấy đã sử dụng thu hồi được so với tổng lượng giấy dán tường cao cấp tiêu dùng chỉ ở mức khoảng 25%, rất thấp so với các nước trong khu vực.
Nguồn giấy đã dùng trong nước
      Giấy đã qua sử dụng phát sinh từ nhiều nguồn, bao gồm các hộ gia đình, trường học, văn phòng công sở của các cơ quan, tổ chức, công ty, nhà máy, siêu thị, cửa hàng, nhà ga, bến xe, sân bay... Giấy đã qua sử dụng có loại tái chế được và loại không tái chế được. Những loại giấy không thể tái chế gồm giấy cảm nhiệt, giấy (tự) dính, băng keo, giấy trong suốt (để thuyết trình), giấy carbon, giấy bóng kính, giấy phủ chất dẻo hay sáp...
Thu gom, nhập khẩu chiếm đến 50% nguồn giấy đã sử dụng
      Tỉ lệ giấy đã qua sử dụng thu hồi trong nước chỉ đạt 25% so với tổng lượng giấy tiêu dùng. So với 50% nguyên liệu sản xuất giấy là từ giấy tái chế, Việt Nam đã phải nhập khẩu một lượng lớn giấy đã sử dụng từ nước ngoài. Đây là nguồn nguyên liệu chính trong sản xuất giấy ở Việt Nam.
      Hiện tại Việt Nam nhập khẩu giấy đã qua sử dụng từ nhiều nước nhưng chủ yếu từ Mỹ, giay dan tuong Nhat Ban, New Zealand. Nhìn chung, chất lượng giấy đã qua sử dụng nhập khẩu từ nước ngoài cao hơn giấy đã dùng trong nước.
Tái chế giấy đã qua sử dụng
      Giấy đã qua sử dụng sau khi thu hồi chuyển về nhà máy có thể tái chế thành giấy làm bao bì, giấy tissue, giấy in báo. Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ chủ yếu sử dụng giấy loại thu gom trong nước vì họ sản xuất các sản phẩm cấp thấp. Ngược lại, các cơ sở quy mô trung bình và lớn chủ yếu sử dụng giấy đã dùng nhập khẩu từ nước ngoài để tái chế giấy phục vụ cho các sản phẩm cao cấp hơn.